Trong mùa dịch bệnh, đừng bỏ lỡ 12 loại rau củ quả rẻ tiền này để tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại virus hiệu quả
Nếu không muốn tốn một đống tiền mua thuốc bổ để cải thiện sức đề kháng, bạn có thể tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cả gia đình nhờ vào những loại rau củ rẻ như cho này.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, có một số thực phẩm giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động mạnh mẽ hơn. Do đó, nếu bạn đang tìm cách ngăn ngừa cảm lạnh hoặc cúm, cách đơn giản nhất là mua một số rau củ bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày để giúp tăng cường sức đề kháng chẳng hạn như:
1. Trái cây có múi
Những loại trái cây có múi chứa nhiều vitamin C như bưởi, quýt, cam, chanh... có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C được cho là làm tăng hoạt động sản xuất tế bào bạch cầu. Đây là chìa khóa giúp chống lại việc nhiễm trùng . Vì cơ thể không tự sản xuất hay lưu trữ vitamin C, nên bạn cần phải bổ sung hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.
2. Ớt chuông đỏ
Không chỉ trái cây có múi mới chứa nhiều vitamin C, thực tế là trong ớt chuông đỏ có chứa gấp đôi lượng vitamin C so với cam quýt. Bên cạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, vitamin C còn giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, betacarotene trong ớt chuông cũng giúp cho đôi mắt sáng đẹp hơn.
3. Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ, chất chống oxy hóa . Đây là một trong những loại rau tốt nhất mà bạn cần bổ sung vào thực đơn mỗi ngày cho gia đình. Chìa khóa giúp bông cải xanh giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất là nấu nó một cách đơn giản như luộc.
4. Tỏi
Tỏi là gia vị thường thấy trong nhiều món ăn. Mặc dù tỏi có mùi khiến nhiều người khó chịu, nhưng nó là vị thuốc giúp giảm huyết áp và làm chậm quá trình xơ cứng động mạch. Ngoài ra, tỏi còn chứa allicin, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Tỏi chứa allicin, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
5. Gừng
Gừng là loại củ được nhiều người tìm đến khi mắc các bệnh như viêm họng, cảm cúm, buồn nôn. Các hoạt chất capsaicin trong gừng có thể giúp giảm những cơn đau mãn tính và hạ cholesterol trong máu.
6. Trà xanh
Cả trà xanh và đen đều chứa flavonoid, một loại chất chống oxy hóa. Trong đó, trà xanh chứa nhiều epigallocatechin gallate (EGCG) hơn, một chất đã được chứng minh là giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Quá trình lên men trà đen đã phá hủy rất nhiều EGCG, nhưng trà xanh thì được phơi khô và không lên men nên EGCG vẫn được giữ nguyên.
7. Cải bó xôi
Cải bó xôi từ lâu nổi tiếng là thực phẩm giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và beta carotene. Tương tự như bông cải xanh, cải bó xôi càng nấu đơn giản thì càng giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng.
8. Hạnh nhân
Vitamin E có trong hạnh nhân là chìa khóa cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đây là một loại vitamin tan trong chất béo, có nghĩa là nó đòi hỏi sự có mặt của chất béo để được hấp thụ đúng cách. Các loại hạt chẳng hạn như hạnh nhân có chứa chất béo lành mạnh nên rất tốt cho cơ thể. Nửa cốc sữa có chứa khoảng 46 quả hạnh nhân nguyên vỏ, cung cấp gần 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.
9. Củ nghệ
Nghệ là thành phần chính trong món cà ri, nhưng loại gia vị này cũng được sử dụng như một chất chống viêm trong việc điều trị bệnh xương khớp. Bên cạnh đó, nồng độ chất curcumin tạo màu sắc cho nghệ có thể giúp làm giảm tổn thương cơ do tập thể dục.
10. Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây khác chứa nhiều vitamin C. Trong đu đủ có chứa một loại enzyme tiêu hóa có tên là papain, nó có tác dụng chống viêm hiệu quả. Đu đủ cũng có lượng kali, vitamin B và folate dồi dào, tất cả đều có lợi cho sức khỏe tổng thể.
11. Kiwi
Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C giúp tăng cường các tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng, trong khi các chất dinh dưỡng khác của kiwi sẽ giữ cho cơ thể hoạt động tốt hơn.
12. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa phốt pho, magiê và vitamin B-6. Chúng cũng cực kỳ giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin E rất quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chức năng hệ thống miễn dịch.
Sự đa dạng hóa các loại thực phẩm là chìa khóa dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn các loại rau củ trên thì không đủ để chống lại bệnh cúm, ngay cả khi bạn ăn liên tục. Vì vậy, bạn cần chú ý đến số lượng khuyến nghị hàng ngày, để tránh tình trạng nạp quá nhiều vitamin C và quá ít các chất dinh dưỡng khác.
Theo Healthline